1. Nấm – thuốc kháng ung thư cho cơ thể
Theo tài liệu Kiến thức khoa học về sức khoẻ.Nấm đã được sử dụng ít nhất là 5.000 năm cho mục đích dinh dưỡng và dược liệu.
Trong nấm có chất Polysaccharide-K (PSK) được xem là chất phức hợp được tách ra từ nấm vân chi, được sử dụng như một tác nhân tăng cường hệ thống miễn dịch trong điều trị ung thư ở một số nước châu Âu cũng như Trung Quốc và Nhật Bản. Tác dụng chống virus và chống ung thư đã được chứng minh ở hơn 50 loài động vật và trong nghiên cứu ống nghiệm.
Nấm vân chi
Ngoài ra, sáu thành phần trong loại nấm này đã được nghiên cứu cho hoạt động của chúng trong các bệnh ung thư ở người: thành phần lentinan của shiitake, schizophyllan, hợp chất tương quan hexose hoạt tính (AHCC), dịch chiết của nấm maitake (D-fraction) và hai thành phần của nấm vân chi (Coriolus versicolor).
Có thể nói, nấm vân chi là một loại nấm polypore rất phổ biến, có thể được tìm thấy trên khắp thế giới.Tại Nhật Bản, PSK được chấp nhận như là một chất bổ trợ cho điều trị ung thư và nằm dưới sự bảo hộ của chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ.
Bên cạnh đó, nấm hương có chứa chất β-D-Glucosidase, có thể tăng cường khả năng kháng ung thư cho cơ thể. Nó có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh ung thư ác tính như ung thư bạch cầu, thực quản, dạ dày, đại tràng, phổi, gan…
Không chỉ chứa nhiều β-D-Glucosidase, mà nấm hương còn có thành phần của chất cảm ứng interferon có thể xâm nhập vào tế bào ung thư ức chế sự phát triển của khối u.
Chính vì thế, các bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật thường dùng nấm hương, nấm vân chi để có tác dụng ức chế sự di căn của tế bào ung thư.
Măng tây
Hàm lượng kẽm trong măng tây rất cao, có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia, phát triển, đồng thời ức chế hoạt động của các chất gây ung thư. Do đó, nếu chúng ta ăn nhiều măng tây, các tế bào ung thư sẽ không dám tới "làm phiền". Ngoài ra, măng tây còn chứa một lượng lớn vitamin, có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
2. Củ cải – Tiêu trừ tác dụng gây ung thư của nitrosamine
Củ cải có nhiều loại, song loại nào cũng đều có tác dụng phòng chống ung thư, thế nên mới có câu ngạn ngữ rằng: "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả cuộc đời không cần vào hiệu thuốc" và "củ cải tháng 10 chính là nhân sâm nước".
Người Hà Lan gọi củ cải là "món ăn dân tộc"; Nhật Bản, Mỹ cho rằng củ cải là "thần bảo vệ sức khỏe" trong các loại rau có củ. Củ cải có chức năng phòng chống ung thư, nở phổi, hóa đờm, lợi tiểu.
Trong củ cải có nhiều chất xúc tác có thể diệt trừ tác dụng gây ung thư của chất nitrosamine, kích thích hệ miễn dịch cơ thể, nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư thực bào. Vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, nó có thể kích thích đường ruột nhu động, thúc đẩy chất gây ung thư ra ngoài.
Hơn nữa, trong củ cải còn nhiều thanh phần ức chế các hoạt tính gây đột biến. Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao hơn táo, lê từ 8-10 lần. Ngoài ra, củ cải cũng giàu carotene có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.
Cà rốt
Một củ cà rốt một ngày còn đánh bại một quả táo mỗi ngày trong việc ngăn ngừa những nguy cơ sức khỏe! Chúng tốt cho mắt và cà rốt có liên quan với giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và bệnh bạch cầu.
Cà rốt giàu caroten (chất chống oxy hóa) chống lại các gốc tự do (các phân tử liên quan đến ung thư và lão hóa). Cà rốt là loại rau rất tốt trong cuộc chiến chống bệnh tim và tiểu đường và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ăn sống, hấp hoặc ép lấy nước.
3. Củ nghệ – ức chế các tế bào ung thư vú, tử cung, ruột kết
Từ xưa đến nay, nghệ vàng đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại gia vị thảo dược không thể thiếu. Viện Y tế Quốc gia Anh đã có đến 24 nghiên cứu về ảnh hưởng của nghệ, thành phần quan trọng nhất của nó là chất curcumin. Các nghiên cứu cho thấy nghệ chứa hợp chất bao gồm cả curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh.
Loại cây họ gừng này là một tác nhân giúp cơ thể phòng chống hàng loạt bệnh nhờ tính kháng viêm của nó. Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây ở Munich cho thấy nó còn có khả năng ức chế sự hình thành di căn. Curcumin được hiển thị trong các nghiên cứu để hoạt động như một chất ăn mòn gốc tự do mạnh. Nó cũng ngăn chặn việc sản xuất TNF (yếu tố hoại tử khối u) làm tăng tín hiệu viêm.
Đặc biệt, curcumin đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng về khả năng ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư và di căn có liên quan đến một loạt các bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng, thận, bàng quang, bạch cầu, ung thư bạch cầu, ung thư ruột kết, gan, tụy, phổi và u lymphô.
Bạn có thể thêm curcumin vào chế độ ăn uống bằng cách kết hợp nghệ như một gia vị vào các món súp, trà thảo dược…
4. Cám lúa mì – Phòng ngừa và chữa trị ung thư trực tràng
Hiện nay cám lùa mì ngày càng được người dân chú trọng để bảo vệ sức khỏe, rất nhiều tổ chức phương Tây kêu gọi mọi người ăn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Bạn có thể mang ngũ cốc nguyên hạt nghiền nát thành bột rồi tách cám lúa mì ra, dùng loại bột này chế biến thành món ăn.
Lúa mì là "nhà kho" của các thành phần dinh dưỡng chính như vitamin B, selen, magiê và cả chất xơ. Cám lúa mỳ có thể phòng ngừa và chữa trị ung thư kết tràng, trực tràng, tiểu đường và cholesterol cao, mỡ máu cao, táo bón, trĩ… Do đó, không ít chuyên gia cho rằng cám lúa mỳ là thực phẩm chất xơ tốt nhất phòng chống ung thư.
5. Bí ngô – Ức chế chất gây ra ung thư
Tại một số nước, bí ngô được mệnh danh là "bí thần", bởi nó vừa là lương thực, vừa là món ăn.
Bí ngô giúp phòng ngừa béo phì, tiểu đường và mỡ máu, cholesterol cao, có hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa ung thư. Hàm lượng vitamin A trong bí ngô rất cao, ngoài ra, bí ngô giàu vitamin C, canxi và chất xơ, còn có thành phần tryptophan – P ức chế chất gây ra ung thư.
6. Khoai lang – tiêu diệt tế bào ung thư
Khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư rất rõ rệt. Tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của khoại lang đã nấu chín chiếm 98.7%, còn khoai lang sống chiếm 94,4%, theo Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Khoai lang có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư nhưng nếu muốn hạn chế các tế bào ung thư phát triển thì cần sử dụng khoai lang làm nước ép hoặc sử dụng khoai lang trong chế độ ăn hàng ngày và nên sử dụng trong thời gian lâu dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đặc biệt, khoai lang tím có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Các nhà khoa học đã tiến hành kết hợp các chiết xuất lấy từ củ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. Khi tiến hành cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
Nhiều nhà khoa học khẳng định khoai lang tím rất hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư cấp độ 1 và 2, trong khi lại không gây ra tác dụng phụ nào. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng mọi người nên ăn một củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa ăn trưa hoặc tối, hoặc thậm chí ăn một củ khoai lang tím cỡ to/ngày để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh ung thư.
Theo cafebiz.vn