Từ cà phê muối 20.000 đồng, nhìn về các trào lưu đồ uống chóng nở sớm tàn

Tin tức

Từ cà phê muối 20.000 đồng, nhìn về các trào lưu đồ uống chóng nở sớm tàn

    Đồ uống theo trào lưu chỉ gây sốt khoảng một năm

    Năm 2018, sữa tươi trân châu đường đen là loại đồ uống đắt hàng nhất trong các tiệm trà sữa. Giá bán cũng được đẩy lên cao nhất bảng thực đơn, khoảng 50.000-60.000 đồng/cốc.

    Năm 2019, trà chanh vỉa hè 15K (15.000 đồng) là thức uống phổ biến của giới trẻ. Ở nhiều ngã tư của các thành phố lớn, mô hình kinh doanh trà chanh kiểu mới đều xuất hiện.

    Tới đầu năm 2020, sữa chua trân châu Hạ Long là hot trend (dẫn đầu xu hướng), được mở ra khắp các con phố ở Hà Nội, dần dần mở rộng ra nhiều tỉnh thành từ Bắc tới Nam. 

    Trong năm nay, đầu mùa hè, trà mãng cầu nổi lên như một hiện tượng và cũng góp mặt trong hầu hết cửa hàng đồ uống bởi hương vị mới lạ, mát mẻ phù hợp mùa oi nóng. 

    Từ cà phê muối 20.000 đồng, nhìn về các trào lưu đồ uống chóng nở sớm tàn - 1

    Trà mãng cầu là thức uống gây sốt mùa hè năm 2023 (Ảnh: BK).

    Điểm chung của các loại đồ uống trên đều là đồ uống theo "trend" (xu hướng). Ban đầu, những loại đồ uống này đều thu hút khách hàng vì mới lạ, phù hợp với khẩu vị và yếu tố thời tiết. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, đồ uống theo trend đều dần chìm xuống khi có trend khác nổi lên.

    Khách hàng quên đồ cũ khi có đồ uống khác nổi hơn

    Tuấn Dũng - chủ tiệm trà chanh ở Thanh Hóa - cho biết khoảng năm 2019- 2020, cửa hàng của anh đón lượng khách lớn mỗi ngày, kể cả mùa đông. Đa số khách hàng tới quán là nhóm bạn bè có nhu cầu trò chuyện, giải khát. Trà chanh giá 15.000-20.000 đồng/ly là mức giá hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều tệp khách hàng.

    Tuy nhiên, cơn sốt trà chanh chỉ kéo dài khoảng hơn 1 năm. Sau đó, lượng khách giảm đi đáng kể, phần vì số cửa hàng mở ra nhiều hơn, phần vì khách hàng đã hứng thú với những loại đồ uống khác.

    Hiện tại, để duy trì cửa hàng, tiệm trà chanh của Dũng bán thêm nhiều loại đồ uống khác, gồm đồ đá xay, trà sữa, các món ăn vặt như khoai tây chiên, xúc xích. Ngoài ra, thay vì tên cửa hàng là tiệm trà chanh như ban đầu, anh đổi tên cửa hàng thành tiệm cafe để bán đa dạng mặt hàng.

    Từ cà phê muối 20.000 đồng, nhìn về các trào lưu đồ uống chóng nở sớm tàn - 2

    Trà chanh gây sốt một thời (Ảnh: DT)

    Giống với trà chanh, các loại đồ uống theo trend khác cũng dần chìm xuống sau một thời gian gây sốt. Hiện tại, số lượng tiệm sữa chua trân châu Hạ Long giảm đi đáng kể. Ở một vài quận trung tâm của Hà Nội như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, số cửa hàng được cắt giảm còn khoảng từ 2-5 cửa hàng/quận, thay vì 5-7 cửa hàng như ban đầu.

    Tuấn Minh và bạn gái, hai vị khách quen mặt của các tiệm sữa chua trân châu Hạ Long, cho biết hiện tại, cả hai dường như quên món ăn vặt quen thuộc ngày nào. Họ có nhiều lựa chọn hơn mỗi khi cần ăn một món để giải khát. Cùng với đó, việc cắt giảm cửa hàng cũng khiến việc đi ăn không thuận tiện như xưa. 

    Sữa tươi trân châu đường đen, thay vì xếp đầu bảng trong thực đơn của các tiệm trà sữa như ngày trước, hiện tại mặt hàng này được xếp xuống phía dưới hoặc xóa bỏ. Theo chia sẻ của nhân viên quán, trân châu đường đen khó nấu hơn trân châu thông thường, cách bảo quản cũng khó hơn vì dễ bị cứng. Do vậy, khi lượng khách giảm đi, quán cân nhắc bỏ món này ra khỏi thực đơn.

    Trà mãng cầu, món trà hot nhất mùa hè năm 2023, cũng dần chìm xuống khi mùa thu tới. Ban đầu, trà mãng cầu được đa phần thực khách yêu thích vì vị thanh của trà, kết hợp với vị chua ngọt của mãng cầu tạo nên hương vị dễ chịu. Tuy nhiên, khi thời tiết mát hơn và trời chuyển thu, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ăn uống các món đồ đón thu như ăn xôi cốm, uống trà ấm. 

    Từ đó, trà mãng cầu dần chìm vào quên lãng. Dù vậy, đồ uống này vẫn có tên trong bảng thực đơn của hầu hết cửa hàng.

    Hiện tại, đồ uống đang được khách hàng quan tâm, đón nhận là cà phê muối. Loại đồ uống này được coi là phiên bản nâng cấp của cà phê, dành cho những người yêu thích cà phê nhưng không thích vị đắng. Cà phê muối hiện có giá bán chênh lệch lớn, có nơi 15.000 đồng, 20.000 đồng/ly, có nơi bán tới 60.000 đồng/ly.

     

    >> Ngôi chùa bán 'trà sữa thoát bể khổ' khiến dân mạng săn lùng

    >> Bí quyết thiết kế logo quán cà phê – trà sữa độc đáo và thu hút

    GỌI NGAY CHAT ZALO MESSENGER